Lịch sử truyền hình kỹ thuật số tại Việt Nam Truyền hình kỹ thuật số

Bài đọc tham khảo thêm: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV)

Truyền hình đến với Việt Nam có lẽ chậm hơn so với thế giới, tuy nhiên trải qua khoảng thời gian hoạt động thì đã có rất nhiều những tiến bộ và phát triển đáng kể. Dưới đây là các mốc thời gian đáng nhớ của truyền hình Việt Nam nói chung cũng như truyền hình kỹ thuật số nói riêng.

1970 - 1980: Khởi đầu của truyền hình[18]

7/9/1970 đánh dầu mốc thời gian quan trọng nhất khi chương trình đầu tiên được phát triển thử nghiệm. Hầu hết trong giai đoạn này truyền hình đều được phát dưới định dạng đen trắng. Ngay từ cuối những năm 1970, dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Ngoạn (khi đó là Kỹ sư trưởng), Đài THVN đã bắt đầu thử nghiệm truyền hình màu. Để góp phần nâng cao trình độ đội ngũ, Đài THVN còn cử một đoàn gồm 8 kỹ sư sang thực tập về truyền hình màu tại Đài truyền hình Berlin của Cộng hòa Dân chủ Đức trong thời gian 1,5 năm. Tháng 9/1978 truyền hình màu được đưa vào thử nghiệm.

1980 - 1990: Giai đoạn của khó khăn và những sự chuyển dịch[18][19]

Năm 1986 đánh dấu bước ngoặc cho việc truyền hình hoàn toàn được chuyển sang truyền hình màu. Và từ đây phát triển với nhiều kênh truyền hình đa dạng hơn.

Vào giai đoạn này kinh tế Việt Nam hết sức khó khăn do mới trải qua chiến tranh và bị Mỹ bao vây cấm vận. Một điều đáng nói nữa là Việt Nam khi đó là thành viên của OIRT (Organization International of Radio and Television) – Tổ chức phát thanh truyền hình của các nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô. Truyền hình Việt Nam bắt buộc phải sử dụng tiêu chuẩn màu SECAM, trong khi hầu hết các máy quay gọn nhẹ, máy ghi hình, thiết bị xử lý tín hiệu tại trung tâm lại nhập của Nhật, hệ PAL hoặc đa hệ, ngoại trừ một số máy ghi hình chuyên dụng của Liên Xô cung cấp sử dụng hệ SECAM. Lúc này công nghệ truyền hình màu trên thế giới có 3 tiêu chuẩn: NTSC, PAL, SECAM, mỗi tiêu chuẩn đều có mặt mạnh, yếu riêng nhưng nổi trội hơn cả là hệ PAL. Các chuyên gia trong và ngoài ngành của truyền hình Việt Nam khi đó đều có nguyện vọng chuyển đổi sang hệ PAL. Về góc độ kỹ thuật thuần túy, việc chuyển đổi không có khó khăn gì lớn vì hầu hết các thiết bị ở trung tâm sử dung hệ PAL, tuy nhiên hệ SECAM lại là hệ chính được sử dụng ở các nước thành viên OIRT.

Năm 1990 khi Liên Xô sụp đổ, OIRT cũng không còn thì ban lãnh đạo quyết định chuyển hướng sang truyền hình màu hệ PAL.

Từ cuối thập niên 90 đến những năm 2000: Quá trình chuyển đối sang công nghệ truyền hình số[20]

Công nghệ phát sóng truyền hình có lẽ vẫn "êm ả" nếu như những năm cuối của thập kỷ 90 thế kỷ thứ 20 trên thế giới không xuất hiện 3 tiêu chuẩn phát sóng truyền hình số. Mở đầu là tiêu chuẩn ATSC của Mỹ (1995), tiếp theo là DVB-T của châu Âu (1997) và cuối cùng là DiBEG của Nhật. Phát sóng truyền hình bằng công nghệ số có quá nhiều ưu điểm nổi bật so với công nghệ tương tự (analog) và là một xu thế không thể đảo ngược. Tuy nhiên, lịch sử gần như đã lặp lại, cũng giống như giai đoạn chuyển đổi từ đen trắng sang màu, ngành truyền hình của tất cả các quốc gia trên thế giới lại phải đối mặt với sự lựa chọn một trong 3 tiêu chuẩn ATSC, DVB-T và DiBEG. Truyền hình Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.

Qua các cuộc thử nghiệm khác nhau về 3 tiêu chuẩn truyền hình kỹ thuật số thì cuối cùng Hội đồng Khoa học Đài Truyền hình Việt Nam đã nhất trí trình lãnh đạo Đài ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất cho Việt Nam. Vào 11h30 ngày 26/3/2001, ông Hồ Anh Dũng - Tổng Giám đốc Đài THVN - đã chính thức ký quyết định lựa chọn tiêu chuẩn truyền hình số mặt đất DVB-T, đánh dấu thời điểm bắt đầu của quá trình chuyển đổi từ công nghệ phát sóng truyền hình tương tự sang truyền hình số của truyền hình Việt Nam.

2004: Khai trương dịch vụ truyền hình số vệ tinh DTH.

2005

  • Cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng trên mạng DTH và Truyền hình Cáp.
  • Tổ chức thành công Hội nghị lần thứ 42 Hiệp hội các tổ chức phát thanh và truyền hình châu Á.
  • Thái Bình Dương (ABU) lần đầu tiên.

2007

VTV6 phát thử nghiệm trên hệ thống truyền hình Cáp Việt Nam.

2009

  • Chính thức phát quảng bá VTV6.
  • Truyền hình số vệ tinh K+ ra mắt tháng 6/2009, là Liên doanh giữa Trung tâm KTTH cáp và Công ty Canal Oversea.
  • Phát thử nghiệm TV Mobile ở Hà Nội, hoàn thiện thủ tục cấp phép phát sóng truyền hình số di động T-DMB trên toàn quốc.
  • Thành lập cơ quan thường trú THVN tại Mỹ

2010: Công ty Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) phát sóng truyền hình số mặt đất theo phiên bản DVB-T2, phủ sóng khoảng 50% hộ dân.

2013: VTV đã phát sóng chính thức tại một số thành phố lớn theo tiêu chuẩn DVB-T2.

Ngày nay

Với dân số hơn 90 triệu dân, đã tạo ra một lượng khách hàng khổng lồ cho các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền. Hiện nay mới chỉ đạt hơn 4,2 triệu thuê bao qua hơn 4 năm có mặt dịch vụ truyền hình trả tiền. Như vậy, truyền hình trả tiền rồi sẽ phố biến như viễn thông, có lẽ trong tương lai không xa sẽ là thời vàng kinh doanh bề thế nhất của dịch vụ truyền hình.

Hiện nay tại Việt Nam có nhiều dịch vụ truyền hình:

1. Truyền hình cáp: HTVC, SCTV,...

2. Truyền hình Internet (tích hợp trên dịch vụ ADSL) hay còn gọi là truyền hình xem lại: MyTV (VNPT), ViettelTV, NextTV (Viettel), Truyền hình FPT (FPT)

3. Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh: mobiTV, K+, VTC

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Truyền hình kỹ thuật số http://money.cnn.com/1996/08/15/companies/tci_pkg/ http://money.cnn.com/1997/12/17/technology/nextlev... http://detnews.com/apps/pbcs.dll/article?AID=/2009... http://www.fundinguniverse.com/company-histories/u... http://www.premierinc.com/quality-safety/tools-ser... http://www.sun-sentinel.com/business/custom/consum... http://www.videsignline.com/howto/180207350 http://www.wcsh6.com/news/local/story.aspx?storyid... http://www.benton.org/initiatives/obligations/char... http://news.bbc.co.uk/1/hi/technology/7820229.stm